Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Search

Tin Thể thao trong nước

Tin tức thể thao quốc tế

Con số và sự kiện

Sea Games

Thông báo


Thể thao quốc tế
  • Giải bóng đá trẻ quốc tế Việt Nam – Brazil

    Giải sẽ được tổ chức tại Làng thể thao Tuyên Sơn, Đà Nẵng trong hai ngày 27-28.4với sự tham gia của các đội tuyển U9, U11, U13 và U15 đến từ Việt Nam, Brazil, Ấn Độ, Brunei, Lào và một số nước...

  • Nữ VĐV có nhiều lợi thế để tạo ra thương hiệu

    Có khoảng 60-70% nữ VĐV không theo ngành thể thao sau khi giã từ sự nghiệp, trong số đó có rất nhiều chị em đã đạt được thành công ở ngành nghề mới, bởi họ có nghị lực,...

  • Dốc sức cho chặng đua nước rút

    Chỉ còn hơn 3 tháng nữa, Olympic Paris 2024 sẽ chính thức khai mạc tại Paris (Pháp). Hiện các cuộc thi đấu giành vé dự Thế vận hội đang diễn ra ngày càng quyết liệt. Và thể thao...

  • Việt Nam giành thêm 2 vé chính thức dự Olympic

    Tin vui đến với thể thao Việt Nam vào sáng 21.4 khi cả 2 môn Canoeing và Rowing đều mang về suất dự Thế vận hội thể thao lớn nhất thế giới – Olympic Paris 2024.

  • Cơ hội nào để U23 Việt Nam dự Olympics 2024?

     Cục diện bảng D, vòng chung kết U23 châu Á 2024, đã ngã ngũ sau lượt trận thứ hai. U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan dắt tay nhau vào vòng tứ kết khi lần lượt đánh bại Malaysia...

Thể thao Việt Nam
Kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954-10/10/2014 : Tự hào về ngành TDTT Hà Nội
Kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954-10/10/2014 : Tự hào về ngành TDTT Hà Nội
09/10/2014 15:41

• PGS-TS Hoàng Vĩnh Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic châu Á, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam.

Năm 1961 tại sân vận động Hàng Đẫy Hà Nội đã tổ chức Đại hội TDTT thủ đô lần thứ  I.  Đại hội có vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, do vậy vào năm 1976, sau giải phóng ngành TDTT tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ I thì Hà Nội tính là lần thứ II.

Về thể thao thành tích cao  (TTTT Cao) do tình hình mang tính chất đặc thù giai đoạn nên Trường Huấn luyện (Nhổn -Hà Nội) cùng các cơ sở đào tạo VĐV đã giải tán, riêng ở Hà Nội vẫn duy trì cái nôi của TTTT Cao đó là Trường Kỹ thuật TDTT Hà Nội  với các môn bơi, điền kinh, bóng đá, bắn súng, boxing, vật....mà từ đó vào năm 1966 đã ra đời Trường Kỹ thuật Thể dục  Thể thao Hà Nội - tiền thân cuả Trường Văn hoá Thể thao Hà Nội- một mô hình mẫu mực nhất Miền Bắc cũng như sau này của toàn quốc. Từ năm 1982, Hà Nội đã đi đầu trong việc khôi phục và du nhập hàng chục môn mới như: Đấu kiếm, karate, judo, boxing, wushu, silat, cầu mây, bắn cung, đua thuyền, rowing, canoe-kayak, taekwondo, xe đạp địa hình, bắn điã bay, bắn bia di động, bóng cửa, bóng chuyền hơi, bóng gỗ..., cùng thể thao người khuyết tật và các nội dung dưỡng sinh cho CLB TDTT ngoài trời.

Ở thời điểm từ năm 1998 đến 2006, đó là thời gian tôi trực tiếp phụ trách ngành TDTT Thủ đô. Nhiều người nói đây là thời kỳ “vô tiền khoáng hậu” của Hà Nội trong lĩnh vực TTTT Cao

Với chiến tích điển hình là tại SEA Games 22 năm 2003, mốc đánh giá sự thành công đó có thể tính từ tháng 11 năm 1994 khi mà Chỉ thị 28-CT/TU của Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành để chỉ đạo cho sự nghiệp phát triển TDTT trên địa bàn Hà Nội. Đây là một bước “đi trước thời đại” của lãnh đạo Thành phố, đã mở toang cánh cửa cho ngành TDTT phát huy tiềm năng  cùng các ban, ngành khác của Thủ đô thực hiện vai trò của mình. Hà Nội đã trở thành “anh cả” về Thể thao quần chúng, về nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, về phát triển Thể thao thành tích cao với những biện pháp đặc biệt vượt trội như : phát huy tối đa hiệu quả của khâu quan hệ quốc tế. Cụ thể là: Đã quan hệ trao đổi hợp tác với 38 tỉnh, thành phố của 18 quốc gia, đã mời hơn 300 lượt chuyên gia cho 23 môn thể thao trọng điểm. Hằng năm, hàng chục Giải đấu truyền thống hoặc Giải mời quốc tế. Trao đổi mỗi năm hàng chục đoàn quốc tế ra vào. Đã cử mỗi năm trung bình khoảng hơn 300 lượt VĐV Thủ đô chủ động đi tập huấn dài hạn, ngắn hạn và đi thi đấu quốc tế. Đã phát huy tối đa hiệu quả của Trường Văn hóa TDTT đảm bảo cho các VĐV làm nhiệm vụ thi đấu có được học vấn, không bị thất học. Thậm chí đã cùng Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội tổ chức “phân hiệu” của Trường tại nước ngoài và  nhiều năm tổ chức các Hội đồng chấm thi cho các VĐV là học sinh các cấp thi hoàn thành chương trình tại nước ngoài để tập trung thời gian cho yêu cầu tập luyện theo hệ thống, khoa học nhằm giành thành tích cao nhất.

Có thể nói, ngành TDTT thủ đô từ năm 1995 đến 2006 đã là ngành dẫn đầu cả nước trong các kỳ Đại hội TDTT Toàn quốc và do đó cũng chính là địa phương đóng góp sức mạnh quyết định cùng thể thao cả nước chiếm lĩnh và giữ vững vị trí “Top 3” tại các kỳ SEA Games. Minh chứng điển hình là đã đóng góp 88 HCV trong tổng số 155 HCV của đoàn TTVN tại SEA Games 22 năm 2003 (Thái Lan thứ Nhì tổng sắp cũng chỉ đạt thành tích có 90 HCV tương đương với Hà nội).

Thời kỳ này, thể thaoThủ  đô luôn đóng góp hơn 30% số lượng cán bộ, HLV, VĐV và thành tích chung của Đoàn Thể thao Việt Nam trong các kỳ Đại hội châu lục và nhất là khu vực Đông Nam Á.

Những thành tích trên đạt được là do 8 nguyên nhân sau:

1. Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, HĐND và UBND, sự đầu tư hiệu quả của Tổng cục TDTT.

​2. Được sự thông cảm và ủng hộ hết lòng của các Sở, ban, ngành Thành phố cũng như lãnh đạo các quận, huyện Thủ đô .

​3. Tận dụng tối đa sự đầu tư từ Ủy ban TDTT (Tổng cục TDTT) và sự phối hợp hiệu quả , có chọn lọc với các tỉnh thành, ngành trong cả nước.

​4. Sự đoàn kết một lòng của toàn thể lãnh đạo ngành, cán bộ , HLV của thể thao Hà nội, thực hiện khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

​5. Thực hiện hiệu quả mục tiêu: “Tấn công và chiếm lĩnh đấu trường SEA Games”, lấy kim chỉ nam là Chỉ thị 28-CT/TU năm 1994 của Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

​6. Sự nghiêm chỉnh thực hiện những nguyên tắc phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của thể thao thủ đô như: các cơ sở vật chất TDTT của Thành phố, của quận huyện phải ưu tiên việc sử dụng tối đa cho các môn, các VĐV làm nhiệm vụ Thể thao thành tích cao (thậm chí Sở còn phải đi thuê hàng chục cơ sở ngoài mới đáp ứng gần đủ điều kiện làm các trung tâm huấn luyện đa môn, đơn môn). Thực hiện chủ trương xã hội hóa nhưng theo “dòng nước ngược” không cho thuê các cơ sở của mình làm dịch vụ mà phải đi thuê lại các cơ sở vật chất của các thành phần xã hội khác để có chỗ “tạm ổn” cho VĐV các môn tập luyện.

​7. Đề cao vai trò của Khoa học kỹ thuật với phương châm muôn thuở là “không thầy đố mày làm nên”, “Học thầy không tày học bạn”, “nhập gia phải tùy tục” hiểu là: làm Thể thao thành tích cao là phải từ ban đầu lựa chọn kỹ đào tạo bài bản những VĐV tài năng lớn chứ không phải là ngắt ngọn những VĐV đỉnh cao của TTQC như cách làm của 1 vài địa phương khác.

​8. Chọn đủ tâm, đủ tầm các cán bộ lãnh đạo đơn vị, các Trưởng bộ môn, xác định các mục tiêu thực hiện phải có sự kết nối liên thông giữa các mục tiêu và phải chọn những giải pháp phù hợp.

Thời gian tới đây, tôi nghĩ, sự nghiệp TDTT vẫn đóng vai trò là nâng cao sức khỏe toàn dân do mảng Thể thao quần chúng đảm nhiệm; làm nhiệm vụ đối ngoại của Đảng, của lãnh đạo thành phố thuộc lĩnh vực Thể thao thành tích cao đảm nhiệm (đây là 2 nhiệm vụ chính trị của ngành TDTT cả nước).

​Làm Thể thao thành tích cao phải “nhập gia tùy tục” xây dựng lực lượng của mình theo đúng quy trình, không thể đi mua VĐV của các tỉnh, thành khác. Ngoài ra  phải lựa chọn đào tạo những cán bộ vừa có tâm vừa có tầm nhất là có kiến thức về “Thể thao thành tích cao”. Cụ thể hơn là muốn có VĐV đạt thành tích cao thì phải làm gì? Tôi cho rằng 8 nguyên nhân dẫn đến thành công của giai đoạn trước như nêu ở trên vẫn nên tham khảo để tiếp tục thực hiện, như vậy mới có được thành quả xứng với sự đầu tư của Thành phố cho ngành. Có như vậy mới không làm mất đi ánh hào quang của “thế hệ Vàng thể thao Hà Nội”, không làm cho những công dân Thủ đô Hà Nội phải thất vọng mà phải khiến họ nhìn về tương lai của thể thao Thủ đô bằng niềm kiêu hãnh trường tồn./.