Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Search

Tin Thể thao trong nước

Tin tức thể thao quốc tế

Con số và sự kiện

Sea Games

Thông báo


Thể thao quốc tế
Thể thao Việt Nam
Paris 2024 đề xuất phương thức mới trong việc tổ chức Thế vận hội Olympic
Paris 2024 đề xuất phương thức mới trong việc tổ chức Thế vận hội Olympic
22/06/2018 10:20

Kết thúc chuyến thăm tại thủ đô Paris, Pháp, (ngày 19/6) Ban Điều phối thuộc Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) bầy tỏấn tượng về sự đổi mới của Ban Tổ chức Paris 2024 về phương thức tổ chức Thế vận hội Olympic Mùa hè.

Hiện nay,việcsử dụngngân sách  hiệu quả và triển khai tổ chức đang là những vấn đề trọng tâm lớn đối với Paris 2024. Ngoài ra, Ban tổ chức còn đặt ra những mục tiêu khác nhưgiảm tỷ lệ thất nghiệp, quản lý giao thông, di sản từ Thế vận hội, và việc đưa thể thao và các giá trị Olympic gần hơn tới thế hệ trẻ.

Đoàn cán bộ của Ban Điều Phối IOC đã đi qua các danh lam thắng cảnh của thủ đô Paris như Tháp Eiffel, các địa điểm thi đấu của Thế vận hội Olympic và Paralympic (như sân vận động quốc gia Stade de France), Cung điện lớn (Grand Palais), Đại lộ Champs Elysees, và khu vườn Champs de Mars. Những địa điểm này tập hợp thành một cảnh quan tráng lệ để chào đón các vận động viên và cổ động viên trên thế giới vào năm 2024.

Trưởng Ban tổ chức Paris 2024 Tony Estanguet cho biết: “Chuyến thăm của IOC tới Paris trong hai ngày làm việc này đã cho phép chúng tôi bày tỏ nguyện vọng của mình. Đó là việc tổ chức một Thế vận hội độc đáo, tiết kiệm hơn, hữu ích, ngoạn mục, đồng thời viết lên một chương mới trong lịch sử phong trào Olympic nói chung và lịch sử nước Pháp nói riêng.”

Ngoài việc tuyển chọn hơn 4000 cán bộ để phục vụ cho Paris 2024 kể từ nay cho đến khi sự kiện này diễn ra, Chính quyền Paris đã tổ chức một cuộc họp với 300 nhà tuyển dụng địa phương nhằm giúp những người thất nghiệp nước này tìm được công ăn việc làm mà do chính Thế vận hội tạo ra.

Trong khi đó, Làng Vận động viên Olympic sẽ được nâng cấp nhằm tăng giá trị cho cư dân địa phương, trong đó có những lợi ích như việc ngầm hóa các đường dây điện, xây mới các tòa chung cư, thiết kế các không gian xanh và xây dựng những bức tường cách âm. Kế hoạch tổ chức Thế vận hội Olympic năm 2024 đặt mục tiêu đảm bảo kinh phí xây dựng cơ sở vật chất sẽ được duy trì ở mức 1,4 tỷ euro.

 

Tổ chức chống doping thế giới đồng tổ chức hội thảo chống doping khu vực châu Á và châu Đại dương tại Sri Lanka

Đại diện của 29 quốc gia và các quan chức cấp cao của Tổ chức chống doping thế giới dự kiến sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Liên chính phủ châu Á và châu đại dương về chống doping trong thể thao sẽ diễn ra tại Colombo, Sri Lanka trong hai ngày tới.

Đây là Hội nghị thường niên lần thứ 15, được chủ trì bởi Faiszer Musthapham Bộ trưởng Sri Lanka về Hội đồng tỉnh, Chính quyền địa phương và Thể thao. Hội nghị cũng có sự tham gia của các đại diện chính phủ, các tổ chức chống doping quốc gia của hai khu vực nêu trên để thảo luận về tầm quan trọng của vấn đề chống doping và giúp cuộc chiến vì thể thao trong sạch.

Chủ tịch Tổ chức chống doping thế giới Sir Craig Reedie cho biết đây là hội nghị quan trọng của khu vực đối với phong trào chống doping. Châu Á và châu đại dương là một phần của thế giới, đóng vai trò quan trọng thể hiện qua con số khi 60% dân số thế giới nằm ở khu vực châu Á và chiếm 80% dân số trẻ trên thế giới và cũng là khu vực đóng góp nhiều nhà lãnh đạo thể thao trên thế giới.

Sự tham gia của khu vực châu Á và châu Đại Dương trong cuộc chiến chống doping trong thể thao là cực kỳ quan trọng và được phản ánh rõ ràng trong Ban quản trị của Tổ chức chống doping thế giới, với các thành viên chủ chốt của các ủy ban khác nhau đến từ khu vực này.

Và hơn thế nữa, cuộc họp sẽ là minh chứng cho tình hữu nghị của các quốc gia tham dự, để chứng kiến cam kết ấn tượng của các chính phủ khu vực trong việc tiếp tục đầu tư thời gian và nỗ lực trong cuộc chiến chống doping trong thể thao, qua đó bảo vệ quyền của các VĐV trong sạch trên toàn thế giới.

Tổ chức chống doping thế giới sẽ tham gia vào cuộc họp của Hội đồng Olympic châu Á cùng các đại diện của phong trào thể thao, đại diện của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên quốc gia và đại diện của 29 chính phủ.

Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ thảo luận về phương thức thu hút sự tham gia tối đa của chính phủ, phương thức giám sát tuân thủ danh sách chất cấm cùng hàng loạt các chủ đề khác.

Bộ trưởng Musthapha cũng khẳng định Tổ chức chống doping Sri Lanka và chính phủ Sri Lanka tự hào về việc đăng cai tổ chức Hội nghị quan trọng này cũng như nhận thức về việc duy trì một sân chơi bình đẳng cho các VĐV trên toàn thế giới. Những cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị sẽ mang đến cơ hội chia sẻ thông tin cho chính phủ và các tổ chức chống doping quốc gia trong khu vực châu Á và châu đại dương.

Bộ trưởng Musthapha cho biết, Sri Lanka luôn duy trì cam kết thúc đẩy mức độ nỗ lực cao nhất trong vấn đề chống doping và mong muốn Chủ tịch Tổ chức chống doping thế giới Sir Craig Reedie sẽ tham dự Hội nghị cùng với các quan chức cấp cao của Tổ chức này để tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ trong phong trào thể thao vì tương lai tươi sáng cho các VĐV trong sạch và kết quả tích cực cho cuộc chiến chống doping trong thể thao.

Phiên Thế vận hội mùa hè tiếp theo vào năm 2020 sẽ được tổ chức tại Nhật Bản, gần đây Ban tổ chức nước chủ nhà cũng nhận được sự hối thúc về việc ban hành bộ luật nhằm thúc đẩy hoạt động chống doping trong tất cả các môn thể thao.

Bộ Luật này có hiệu lực tại phiên họp của Nghị viện Nhật Bản, thiết lập nên một khung pháp lý chống doping, mà Trưởng Ban tổ chức Tokyo 2020 Yoshirō Mori đã từng nhấn mạnh sẽ thúc đẩy các hoạt động chống doping ở Nhật Bản. Bộ luật này cũng hỗ trợ cho Tổ chức chống doping Nhật Bản, Hội đồng thể thao Nhật Bản và các cơ quan công quyền chia sẻ thông tin và thực hiện các biện pháp chống doping được hiệu quả hơn.